Những lưu ý bố mẹ nên biết khi con chuẩn bị vào năm học mới

Chưa đầy một tháng nữa là bắt đầu năm học mới nhưng từ rất lâu trước đó, các bậc phụ huynh đã tìm hiểu thông tin và chuẩn bị rất nhiều hành trang học tập cho bé. Tuy nhiên sau những tháng hè vui chơi, việc thay đổi thói quen và đưa bé quay trở lại việc học là không hề dễ dàng. Tham khảo những lưu ý sau đây sẽ giúp phụ huynh có những chuẩn bị tốt hơn cho con vào năm học sắp tới.

1. Con cần chuẩn bị tâm lý

Rào càn đầu tiên cản trở quá trình học tập của con trẻ chính là tâm lý. Sẽ là gưọng ép khi bé vẫn còn ham chơi, thích nô đùa bỗng chốc phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định khi đến trường. Không cần quá vội vàng! Trước khi bắt đầu năm học mới vài tuần, bố mẹ hãy có một buổi trò chuyện nho nhỏ để khiến con hiểu rằng: ngày nhập học sắp đến! Ở trường con sẽ tìm thấy nhiều niềm vui hơn nữa khi vừa có thể tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè, vừa có thể khám phá nhiều điều bổ ích qua những kiến thức con được thầy cô truyền đạt.

Đừng quên nói với con những lợi ích có được khi đến trường. Ba mẹ luôn nhớ rằng các lý do đưa ra cần phù hợp lứa tuổi. Với những bé còn nhỏ, không nên nói điều gì quá to tát, khó hình dung. Với bé lớn hơn, bố mẹ có thể gợi ý một số mục tiêu cho bé theo đuổi và trường học sẽ là nơi bé được trang bị mọi kiến thức để trở thành một người trưởng thành.

2. Con khỏe mẹ mới an tâm

Sức khỏe của trẻ là vấn đề các bậc phụ huynh luôn ưu tiên hàng đầu. Hãy bắt đầu từ những việc như rà soát tiêm phòng, kiểm tra thính giác, thị lực đế giúp con có khả năng tiếp thu bài học tốt nhất, cũng như hạn chế mắc phải những bệnh dễ lây nhiễm ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cũng nên thông báo tới giáo viên phụ trách về tình trạng sức khỏe của con nếu như có gì khác thường, qua đó, nhà trường dễ dàng can thiệp và biết cách xử lý khi có gặp phải tình huống khẩn cấp.

Bên cạnh đó, dạy con biết cách tự chăm sóc bản thân là điều vô cùng quan trọng. Trước tiên. bố mẹ hãy giúp bé biết cách giải quyết các nhu cầu cá nhân như đi vệ sinh, uống nước hay không được chạy nhảy ngoài trời nắng …

3. Con cần thức dậy đúng giờ

“Cho con chơi nốt một tí thôi mà” – nếu đang nghỉ hè, các bậc phụ huynh có thể châm chước cho những “tâm hồn tự do” này. Nhưng khi vào năm học, trẻ cần rèn luyện nề nếp và tập dần thói quen sinh hoạt khoa học.

Bố mẹ đừng nên thúc ép mà hãy giúp bé thay đổi thời gian biểu một cách tự nhiên. Bố mẹ có thể tham khảo “kế sách” dưới đây:

  • Bước 1: Nhắc bé lên giường sớm hơn thường lệ
    Bước 2: Đọc chuyện cho bé hoặc hỏi han về những hoạt động thường ngày của con
    Bước 3: “Giao kèo” với bé về việc sẽ dạy sớm hơn thường lệ để bé có tâm lý sẵn sàng (Kèm thêm đó, phụ huynh có thể dạy cho bé cách tự đặt chuông báo thức, khiến bé cảm thấy mình đang có một “trọng trách” to lớn và rất háo hức để hoàn thành nhiệm vụ)
    Bước 4: Hãy đánh thức bé thật ngọt ngào “Con yêu dậy thôi! Ông mặt trời cũng dậy rồi kìa!” thay vì quát mắng hay cáu gắt.

4. Con biết mình phải chuẩn bị gì cho bản thân

Nhiều bố mẹ giúp con hoàn toàn trong việc chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập khi đến lớp. Việc này không hẳn đã tốt. Các bé cần rèn luyện tính tự giác, chủ động và ý thức về nhiệm vụ của mình. Nếu các bé đã biết đọc thì việc này rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần viết ra danh sách vật dụng cần mang theo và đừng quên giúp bé kiểm tra lại. Còn đối với các bé chưa biết đọc thì khó khăn hơn một chút, bố mẹ có thể hướng dẫn con thông các hình ảnh mô tả và xếp nhóm các vật dụng một cách khoa học như: nhóm sách giáo qua, sách bài tập, nhóm dụng cụ, nhóm đồ dùng cá nhân … Đừng quên giải thích cho bé công dụng của từng nhóm để bé dễ dàng ghi nhớ. Việc này cũng rất hữu ích cho bé trong việc rèn luyện và phát triển tư duy logic. .

5. Con tự tin giới thiệu và biết giao tiếp cơ bản

Bố mẹ nên nhắc con biết tên thật của mình thay vì những tên “cúng cơm” thường gọi. Hướng dẫn con từ những việc nhỏ nhất như đứng dậy chào cô, trả lời cô khi cô điểm danh, cách giới thiệu bản thân… Những việc này có thể được bé tiếp nhận dễ dàng thông qua các trò chơi, mẹ đóng vai cô giáo và bé đóng vai học sinh. Hơn nữa hãy tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và làm quen trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Rèn luyện kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng.

6. Con phải thuộc lòng thông tin liên lạc của gia đình

Địa chỉ nhà mình là gì con nhỉ? Con có nhớ số điện thoại của bố mẹ không? Khi có người lạ rủ đi chơi hay cho kẹo bánh con phải làm như thế nào? … Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản đó nhưng thực sự rất cần thiết cho các con, bố mẹ cần phải hướng dẫn và luyện tập để con “thuộc lòng” và luôn ghi nhớ câu trả lời cho những câu hỏi trên. Nhằm đề phòng những trường hợp như trẻ lạc đường hay gặp người xấu, cha mẹ cần nhắc nhở bé nhớ địa chỉ nhà cũng như cách liên lạc với người thân khi cần. Hoặc đơn giản hơn viết thông tin vào thẻ tên hoặc nhưng vật dụng mà bé luôn mang theo bên mình.

7. Con cần được xây dựng nền tảng vững chắc

Tư duy, ngôn ngữ và kỹ năng là 3 điều cần thiết nhất mà bố mẹ cần xây dựng cho con ngay từ khi còn nhỏ. Tư duy tốt giúp con có khả năng logic, phân tích, giải quyết vấn đề một cách khoa học. Kỹ năng tốt giúp con phát triển nhân cách lành mạnh và ý thức trách nhiệm trong cộng đồng. Ngôn ngữ tốt giúp con tự tin giao tiếp, phản xạ và có nền tảng ngôn ngữ chuẩn mực. Tại IGEM LEARNING – Trung tâm phát triển ngôn ngữ, kỹ năng và tư duy Toán cung cấp các khóa học cho trẻ từ 04 đến 14 tuổi, chúng tôi tin chắc rằng sẽ giúp các vị phụ huynh hình thành cho các bé những bước tạo đà tốt nhất vào năm học mới.

Ba mẹ hãy cố gắng trở thành một người bạn thân thiết của con, theo sát hướng dẫn và động viên con trẻ. Chính những chuẩn bị tuy nhỏ nhưng đầy đủ và kỹ lưỡng sẽ là chìa khóa giúp gia đình và bé có một năm học thành công tốt đẹp.

You May Also Like